Lazytrick tech

Nguyên lý kiếm tiền của Blog (Website)

1. Tại sao có thể kiếm tiền từ Blog (Website)

Về cơ bản, có 2 cách kiếm tiền kiếm tiền cơ bản từ Blog (Website)

Ở cách thứ nhất – kiếm tiền từ quảng cáo, tức là đặt quảng cáo trong website. Khi người dùng Click vào quảng cáo đó, rồi mua hàng thì sẽ kiếm được thu nhập.

Ở cách thứ hai – kiếm tiền từ việc bán hàng, thì đơn giản là bán hàng thì có tiền. Tự mình giới thiệu sản phẩm trên blog, sau đó được độc giả mua hàng thì ta sẽ có thu nhập.

Tại sao người ta đi đặt quảng cáo trên Blog (website)?

Câu trả lời đơn giản là, “Hiện nay, blog là một kênh truyền thông tuyệt vời”

Bạn cứ thử tưởng tượng, những nơi người ta có thể muốn đặt quảng cáo thường sẽ là TV, radio, báo, tạp chí, hay gọi cách khách là các kênh truyền thông.

Điểm chung của những cái đó đơn giản là : Có nhiều người xem.

Tương tự như thế, blog mà có nhiều người vào xem, thì đối người chủ quảng cáo (người muốn đặt quảng cáo ấy) đó là một kênh truyền thông tuyệt vời.

Thậm chí, bây giờ có thể nói, đối với người chủ quảng cáo, việc quảng cáo trên internet còn quan trọng hơn trên các kênh truyền thông như TV, Radio, báo, tạp chí ấy.

Hơn thế nữa, quảng cáo trên Internet có thể đưa ra quảng cáo phù hợp với đúng đối tượng mà quảng cáo hướng tới nữa.

Ví dụ: bạn tưởng tự rằng, khi bán mĩ phẩm chẳng hạn, thì người ta có thể đẩy quảng cáo đến các blog chuyên về mĩ phẩm . Và chắc chắn rằng những người đến xem các Blog (website) chuyên về mĩ phẩm sẽ có quan tâm đến mĩ phẩm.

Còn đối với các kênh như TV, Radio thì thì việc này rất là khó vì người xem rất đa dạng, già trẻ lớn bé đều có cả.

Có 3 loại kiếm tiền từ quảng cáo trên Blog (Website)

Cái cuối cùng – quảng cáo thuần, đơn giản là người chủ quảng cáo liên lạc với bạn với mong muốn đặt quảng cáo lên trang Blog (Website) của bạn. Loại hình quảng cáo này thì chẳng có gì để nói hết nên mình sẽ không giải thích thêm và là ngon nhất rồi.

Học về 2 hình thức, và cùng hướng đến thức thức quảng cáo thuần nhé.

Loại quảng cáo dạng Click

Nói về loại này, Google Adsense là nổi tiếng nhất.

Về nguyên lý, nói đơn giản là, khi người dùng Click vào quảng cáo được đặt trong Blog (Website) của bạn thì bạn sẽ có thu nhập.

Trường hợp của Google Adsense

Trong trường hợp này, quảng cáo nào được hiển thị ra sẽ do Google Adsense quyết định cho phù hợp.

Ví dụ: Bạn đã bao giờ gặp tình huống này, bạn đang xem một sản phẩm nào đó trên một trang A , bạn chuyển sang một trang khác là B chẳng hạn, thì sản phẩm bạn xem lúc trước ở trang A sẽ được tiếp tục hiển thị trên quảng cáo ở trang B bạn mới mở.

Phía Google Adsense sẽ tự động đưa ra quảng cáo kiểu như vậy đến người đọc.

Chẳng cần giải thích về sản phẩm ra sao, hay sản phẩm có phù hợp với đặc tính của Blog (Website) không.

Với hình thức này, cứ có người dùng click và có tiền nên đối với người mới, cách này khá là dễ làm.

Tuy nhiên, thường thì tỉ lệ click vào quảng cáo trong Blog (Website) chỉ khoảng 1% thôi. Tức là 100 người xem mới có 1 người Click vào quảng cáo.

Ví dụ: giả sử 1 click trung bình kiếm được 30 yên, nếu 1 tháng muốn kiếm được 1 Man chẳng hạn. Thì cần 10,000 / 30 ~ 333 click.

Tiếp tục, với tỉ lệ Click với với lượng xem trang (view) cỡ 1% thì một tháng cần ít nhất: 333 x 100 = 33,300 lượt xem.

Hay nói cách khác, để kiếm 1 tháng 1 Man tiền quảng cáo dạng Click, cần 33 nghìn view mỗi tháng.

Nói cách khác, muốn kiếm càng nhiều thì lượng view phải càng lớn.

Hình thức Affiliate – Quảng cáo liên kết

Khác với hình thức Quảng cáo dạng Click chỉ kiếm tiền bằng Click. Hình thức Affiliate sinh ra thu nhập từ việc dẫn đến việc mua sản phẩm, đăng kí dịch vụ nào đó sau khi Click vào Quảng cáo.

Để hiểu nguyên lý của Affiliate thì cần biết về ASP – Affiliate Service Provider.

Nói đơn giản, ASP là người trung gian đứng giữa người chủ quảng cáo (người muốn bán dịch vụ, sản phẩm) với người bán sản phẩm dịch vụ đó (người chủ Blog – Website). Nó sẽ kết nối người muốn bán sản phẩm và người kiếm tiền từ việc bán sản phẩm.

Nguyên lý chung nó như sau:

Ở trường hợp của Affiliate, thì người chủ Blog (Website) có thể chọn được quảng cáo sẽ xuất hiện trên Blog (Website) của mình.

Và cũng chú ý rằng, nếu người xem chỉ Click mà không đăng kí hoặc mua sản phẩm thì cũng không có thu nhập.

Bởi vậy, chủ Blog hoặc Website phải giải thiệu quảng bá cho sản phẩm đó để có thể bán được hàng.

Ví dụ như này: Muốn kiếm tiền quảng cáo Affiliate cho thực phẩm chẳng hạn, thì bạn cần viết về sản phẩm đó để người xem muốn mua nó.

Nói cách khác, bạn giống như một người kinh doanh sản phẩm ấy. Phải suy nghĩa xem làm thế nào để bán nó.

Bạn sẽ thay mặt chủ quảng cáo (người bán sản phẩm) đi bán sản phẩm, dịch vụ đó. Chính vì vậy mà thu nhập từ quảng cáo Affilate cũng cao hơn so với quảng cáo dạng Click.

2. Tự bán sản phẩm của mình trên Blog (Website)

Bạn có sản phẩm, bạn có thể tự mình giới thiệu và bán nó trên Blog (Website) của chính mình để có thu nhập.

Khi đó, Blog hay Website được sử dụng làm chỗ để thu hút khách hàng.

Trong trường hợp này, sản phẩm không chỉ là những thứ hữu hình cầm nắm được, mà nó có thể là những sản phẩm trí truệ như Phần mềm, kĩ thuật, thiết kĩ, kĩ năng…

Ví dụ: Bạn đưa lên Blog (Website) của mình nói rằng bạn có thể Design chẳng hạn, thì rất có thể người người sẽ thuê bạn Design.

Chỉ cần có một lượng người xem Blog nhất định, bạn có thể có thu nhập từ đó.

Thêm nữa, để bán được sản phẩm của mình, có một phương pháp gọi là “list marketing”. Cái này khá là khó, những tôi sẽ giải thích qua.

List marketing là gif?

Nói đơn giản là : tạo danh sách khách hàng, xây dựng mối quan hệ tin tưởng, sau đó khách hàng sẽ mua sản phẩm.

Do tỉ lệ ghé thăm lại Blog, Website khá là thấp vì thế, bằng cách cho phép đăng kí mailing list, SNS, rồi sau đó có thể tạo niềm tin với khách hàng bằng cách gửi thông tin đến khách hàng thông qua các kênh đó.

Kể cả với những người ghé thăm Blog, Website lần đầu có không mua sản phẩm đi nữa, nhưng nếu tạo được quan hệ tin tưởng sau đó thì họ vẫn có thể trở thành người mua sản phẩm.

Cái này gọi là “list marketing”.

Thế nhưng, việc tạo niềm tin với khách hàng bằng mailing list, SNS không hề đơn giản chút nào.

Ai nghĩ có thể thể làm được thì nên thử.

3. Điểm lợi khi kiếm tiền từ Blog (Website)

Vậy thì, kiếm tiền từ Blog có điểm lợi gì? Dưới đây là mấy cái :

Nói về phí đầu tư ban đầu, phí duy trì

Đây phải nói là điểm mạnh lớn nhất của Blog (Website).

Việc xây dựng ban đầu, và duy trì hầu như không mất nhiều chi phí.

Cho dù có thuê tên miền (domain), máy chủ (server) đi chăng nữa, thì mỗi tháng chỉ cần 1.500 ~ 2000 yên là cùng.

So với các cách kiếm tiền từ bussiness khác, cách này là cách nhẹ nhàng nhất về mặt đầu tư tiền bạc. Chính vì thế, nó rất dễ để bắt đầu.

Kì vọng về thu nhập thụ động

Thu nhập nếu có từ Blog, Website, thì hầu hết sinh ra từ các bài viết trên đó.

Nếu lượng khách ghé thăm các bài viết đó có thể được các Search Engine đưa đến thì nó sẽ là thu nhập tự động.

Vì thế, càng có nhiều bài viết được nhiều xem thì lượng người truy cập từ Search Engine sẽ tăng lên, kèm theo đó là sẽ sinh ra thu nhập từ quảng cáo.

Blog trở thành tài sản lâu dài

Các bài viết đã tạo ấy, sẽ còn lại ở trên Internet chừng nào ta không xóa nó.

Càng viết được các bài triệu view sẽ càng có thêm thu nhập.

Càng nhiều tải sản sinh ra thu nhập thì tài sải sẽ còn lại mãi mãi.

4. Các tạo Blog dễ có thu nhập

Đọc đến đây, chắc không ít người sẽ tự hỏi:

Ta sẽ đi trả lời những câu hỏi đó.

Với người mới, hãy bắt đầu với các Blog linh tinh, kiểu ghi chép.

Việc tạo ra các blog:

thực sự khá là khó đấy.

Ngay từ đầu, đã muốn tạo ra một Blog có thể kiếm được thì cũng không phải ý kiến tồi. Nhưng với người mới mà đã vậy thì dễ gây thất vọng lắm.

Vì thế, ban đầu cứ lấy mục đích học tập là chính, viết những thứ mà mình giỏi để tạo thành một Blog ghi chép là cách nên làm nhất cho người mới.

Vừa duy trì Blog ghi chép vừa hướng đến những thứ sau:

Với Google Adsense, cho dù là Blog ghi chép đi chăng nữa, miễn có Click là có tiền.

Thêm nữa, vì là Blog ghi chép nên chuyện giới thiệu, đánh giá sản phẩm hoàn toàn là ko ép buộc. Trong những bài viết đó, có thể kèm quảng cáo Affiliate vào để có thu nhập.

Cứ thế, cứ thế, dần dần sẽ ta sẽ biết cách làm thế nào để tăng thu nhập.

Ở những giai đoạn đầu là rất quan trọng. Mọi người hãy thử xem.

Một số điều cần biết khi tạo Blog có khả năng tạo thu nhập

Muốn có nhiều thu nhập từ Blog phải làm thế nào.

Câu trả lời rất đơn giản.

Đó là : Càng có nhiều người biết đến thì càng nhiều thu nhập.

Cái này thì, ngành nghề kinh doanh nào cũng vậy.

Nếu ko có người đến xem thì không thể buôn bán gì được.

Vậy để nhiều người biết đến thì phải làm thế nào ?

Để nhiều người biết đến, cái quan trọng nhất là phải nằm ở vị trí cao trong kết quả tìm kiếm của Search Engine.

Vậy làm thế nào để có thể nằm ở vị trí cao trên kết quả tìm kiếm?

Một phần có thể dựa vào các kĩ thuật SEO – cái hay được nói đến. Nó bao gồm : cách đặt tiêu đề, từ khóa (keyword), một bài viết nên có trên XX nghìn từ, etc..

Tất nhiên, những cái trên có tính chất tham khảo thôi. Cái quan trọng nhất đối với Blog đó chính là nội dung.

Hãy viết Blog có ích cho người xem.

Nếu làm cho người đọc có thể nghĩa

Bản thân khi viết cũng phải quan niệm:

Từ đó, rút ra được

Rồi, vậy tại sao ở vị trí cao trên kết quả tìm kiếm lại quan trọng?

Hầu hết mọi người đều dùng các Search Engine như Google, bởi vì chúng dễ dàng đưa ra kết quả cho mọi thứ chúng ta tìm kiếm.

Các kĩ thuật SEO cho dù hiện tại có tác dụng đi chăng nữa, nhưng khi thuật toán tìm kiếm thông tin thay đổi thì nó cũng không còn tác dụng nữa.

Chỉ có chất lượng của bài viết mới là thứ không bao giờ thay đổi.

5. Hãy bắt đầu với WordPress để tạo Blog có thể kiếm tiền

Có 2 loại WordPress

Với dịch vụ Blog miễm phí, bạn chỉ cần tạo tài khoản là có thể tạo một hoặc một vài Blog với tên miễn : <tên miền>.wordpress.com.

Tuy nhiên, với dịch vụ này, bạn sẽ lưu chữ toàn bộ bài viết của mình trên máy tính của Dịch vụ. Trong trường hợp xấu nhất, bạn có thể mất nó khi chính sách của dịch vụ thay đổi.

Hơn nữa bạn cũng không thể tự do đặt Quảng cáo được.

Còn với dịch vụ sử dụng phần mêm WordPress.org, bạn có thể tự thuê tên miễn, server sau đó cài đặt WordPress lên đó để bắt đầu Blog của mình.

Và tất nhiên, bạn toàn quyền với những thứ đó.

6. Nguồn